Thấu hiểu tầm quan trọng đặc biệt của chuyển đổi số với ngành điện, EVN đã có những chủ trương và chiến lược quyết liệt trong thúc đẩy việc triển khai nỗ lực trở thành doanh nghiệp số trong toàn Tập đoàn. Là một đơn vị thành viên của EVNGENCO2 thuộc EVN, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (HND) đã chủ động những bước đi tiên phong trong nỗ lực chuyển đổi số (CĐS), từ đó đã giúp HND không những tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu lực quản lý mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cùng với nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo nhu cầu cung cấp điện trong tương lai.

Thực hiện các chỉ đạo của EVN, EVNGENCO2 trong việc CĐS và Ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian qua Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng đã có nhiều dự án, đề tài được triển khai áp dụng và bước đầu thu được một số hiệu quả đáng kể. Các dự án, đề tài đã hoàn thành và đang được áp dụng như: Đề tài cải tiến hệ thống điều khiển và giám sát thông số độ rung các gối của hệ thống nghiền than (áp dụng cho hệ thống nghiền than 1C); Đề tài kiểm kê dụng cụ, vật tư; Cập nhật dữ liệu cho phần mềm quản lý kỹ thuật PMIS, RCM; Đề tài thiết kế camera giám sát phễu xỉ đáy lò (áp dụng cho khối 1).

Đề tài “Cải tiến hệ thống điều khiển và giám sát máy nghiền”
 

Giao diện vận hành và giám sát thông số nhiệt độ, độ rung hệ thống nghiền than 1C


Do một số nguyên nhân, hệ thống điều khiển và giám sát nghiền than của HND chưa hoàn chỉnh. Theo thiết kế, các máy nghiền than không có giám sát nhiệt độ, độ rung của các gối bánh răng Pinion và hộp giảm tốc. Do vậy, trong quá trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị người vận hành không thể phát hiện sớm, thu thập được dữ liệu để đánh giá được tình trạng vận hành của máy nghiền. Dựa vào kết quả đo cho thấy, tại một vài thời điểm một số thành phần chính, vận tốc rung là tương đối lớn gây nguy hiểm cho thiết bị và không gian xung quanh.

Để đảm bảo vận hành máy nghiền an toàn, nâng cao độ tin cậy của hệ thống và giảm thiểu rủi ro do mất an toàn lao động cần phải trang bị hệ thống giám sát tự động từ xa để đo độ rung và nhiệt độ các gối trục máy nghiền than.
 

Giao diện cài đặt giá trị cảnh báo độ rung hệ thống nghiền than 1C


Việc đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát độ rung và giám sát nhiệt độ các gối trục các máy nghiền than - Nhà máy Nhiệt điện Hải phòng mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích thiết thực như: Giám sát online độ rung và nhiệt độ các gối trục của các máy nghiền; Nâng cao tuổi thọ thiết bị do được cảnh báo kịp thời các hư hỏng do rung động máy có thể xảy ra; Giảm thiểu thời gian dừng máy và chi phí sửa chữa hoặc thay thế thiết bị do chủ động sửa chữa trước khi sự cố trở nên nghiêm trọng hơn nhờ phát hiện kịp thời; Đảm bảo vận hành máy nghiền an toàn; Giảm thiểu rủi ro do mất an toàn lao động khi giám sát độ rung và nhiệt độ bằng phương pháp đo thủ công.

Đề tài “Thiết kế camera giám sát phễu xỉ đáy lò”
 

Một số hình ảnh thu được từ camera giám sát phễu xỉ


Sau thời gian đưa camera giám sát phễu xỉ vào hoạt động, hệ thống vận hành ổn định đáp ứng yêu cầu. Thiết bị đã phát huy hiệu quả, giúp cho các chức danh vận hành: Trưởng ca, Trưởng kíp lò máy, Trực chính thải xỉ có thể giám sát trực tiếp bên trong các phễu xỉ tổ máy số 1 một cách liên tục và thường xuyên, kịp thời kiểm tra và phát hiện khi có bất thường trong các phễu xỉ. Qua việc giám sát phễu xỉ từ xa, các bộ phận vận hành hệ thống thải xỉ lò hơi tổ máy số 1 đã kịp thời xử lý các hiện tượng đóng xỉ, không thoát được xỉ… tránh xảy ra đóng nhiều xỉ trong phễu xỉ gây mất an toàn cho lò hơi.

Ngoài các dự án, đề tài đã áp dụng thành công và hoàn thành như trên, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng còn đang triển khai nhiều dự án CĐS nhằm nâng cao 1-2% hiệu suất tiêu hao nhiệt và hiệu suất Tuabin; giảm 15-20% thời gian ngừng hoạt động và sự cố mất điện; giảm 10-15% thời gian thực hiện công việc của một quy trình; nâng cao 5-10% lợi nhuận của cả nhà máy; giảm 10-15% chi phí bảo dưỡng… Với những kỳ vọng và mục tiêu về chuyển đổi số nói trên, đòi hỏi Công ty Nhiệt điện Hải Phòng phải có tầm nhìn xa và chiến lược hiệu quả.

Với những hiệu quả mang lại, Chuyển đổi số (CĐS) chính là một bước đi đặc sắc, vừa cấp bách, vừa chiến lược. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp ngành điện tăng hiệu quả sản xuất và hiệu lực quản lý mà còn chuẩn bị cho doanh nghiệp thích ứng và nhạy bén hơn với những cơ hội và thách thức phía trước mà hôm nay chúng ta có thể còn chưa thấy hết. Thế nhưng CĐS không chỉ là một quyết định đầu tư đơn giản mà là một hành trình vượt qua hàng loạt thách thức với những đổi thay toàn diện và sâu sắc.
 


Mai Ngọc Thành – PQĐ phân xưởng VH1, HND

Trong xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, các nhà máy thủy điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, qua đó vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn các công trình thủy điện, vừa góp phần tăng năng suất lao động.

Ứng dụng hàng loạt công nghệ mới

Trước đây, tại các nhà máy thủy điện, việc rà soát khi xuất hiện bất thường trên công trình, nhà máy, hay việc thu thập thông tin, kiểm soát dữ liệu quan trắc được thực hiện thủ công. Việc nhập, truy xuất dữ liệu từ hệ thống cũng mất nhiều thời gian, khiến các báo cáo đánh giá công trình không đảm bảo tính thời sự. Những năm gần đây, với việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các hoạt động trên đã được cập nhật tự động, các dữ liệu được truyền về các trung tâm điều khiển để lực lượng kỹ sư, công nhân quản lý, vận hành theo dõi theo thời gian thực. Từ đó, đưa ra các quyết định kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn các công trình.

Đặc biệt, nếu trước đây, các nhà máy thủy điện được quản lý, giám sát riêng lẻ thì từ tháng 4/2021 đến nay, với việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ hiện đại, 5 nhà máy thủy điện lớn của EVN gồm: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát được quản lý tập trung tại Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình (thuộc Công ty Thủy điện Sơn La).

 

Các công trình thủy điện trên bậc thang sông Đà được giám sát từ xa tại Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình


Cụ thể, các nhà máy đã được lắp đặt đầy đủ các thiết bị quan trắc chính đảm bảo giám sát đầy đủ trạng thái an toàn công trình như: Quan trắc chuyển vị, thấm và áp lực thủy tĩnh, nhiệt độ công trình; giám sát về khí tượng thủy văn và quan trắc động đất… Hiện 5 nhà máy đã lắp đặt trên 2.798 cảm biến/thiết bị hiện đại của các nước trên thế giới. Toàn bộ các thiết bị đều được kết nối, thu thập thông qua các phần mềm giám sát thu thập, lưu trữ và phân tích số liệu. Điển hình, kết nối thu thập số liệu về hệ thống quan trắc tự động (ADAS) với tần suất thu thập là 1 giờ/lần bằng phần mềm Loggernet/Multilogger. Theo dõi, kiểm soát dữ liệu bằng phần mềm Online Vista Data Vision (VDV) với các tính năng thời gian thực, tự động gửi cảnh báo về hiện tượng mất tín hiệu, giá trị quan trắc vượt giới hạn tính toán thiết kế, lập báo cáo tự động đến chủ đập và người quản lý vận hành theo dõi an toàn đập. Ứng dụng các phần mềm quan trắc địa chấn công trình như Scream, Reftek, GeoDAS; Phần mềm phân tích đánh giá an toàn ổn định công trình như Ansys, Surfer, Picnet… 

Bên cạnh đó, các nhà máy thủy điện cũng ứng dụng máy bay không người lái vào kiểm tra công trình, lập bản đồ địa hình; ứng dụng thiết bị camera dưới nước, camera các hố khoan để quan trắc, kiểm tra các hạng mục công trình thủy công phần ngập nước và kiểm tra, quan trắc các hố khoan tiêu thoát nước thân đập; áp dụng thí điểm BIM (mô hình thông tin công trình) trong quản lý vận hành đập; nghiên cứu áp dụng robot vào kiểm tra tình trạng thiết bị tại các công trình thủy điện. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để cập nhật, số hóa hồ sơ tài liệu thiết kế, hoàn công của các công trình đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; tạo tính chủ động cho các nhà máy trong công tác thu thập số liệu khí tượng thủy văn, tính toán dự báo lưu lượng nước về hồ, dự báo sự gia tăng mực nước hồ chứa, lập kế hoạch cho các đơn vị vận hành hồ chứa thủy điện trên bậc thang sông Đà…

Nâng cao chất lượng dự báo, tăng năng suất lao động

Ông Nguyễn Việt Anh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình cho biết, việc ứng dụng công nghệ vào quan trắc đập đã giúp người quản lý vận hành giám sát được nhiều công trình trên một phần mềm ở bất kỳ nơi nào chỉ bằng thiết bị thông minh (smartphone). Đặc biệt, dữ liệu quan trắc được cập nhật liên tục tần suất đọc 1 lần/giờ giúp người quản lý vận hành có phương án ứng xử kịp thời nhận cảnh báo hiện tượng bất thường như động đất, thiên tai, điều tiết lũ... Đồng thời, chủ động cập nhật thông tin theo thời gian thực trong công tác tính toán, dự báo lưu lượng nước về các hồ chứa, từ đó đề xuất phương án vận hành điều tiết hồ chứa đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất điện.


 

Các chuyên gia và các nhà máy thủy điện tham quan, học tập kinh nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình


Các công nghệ cũng giúp người quản lý, vận hành tính toán, phân tích đánh giá an toàn, tính ổn định công trình thông qua việc xây dựng báo cáo số, cập nhật số liệu tự động giảm thời gian, nhân công thực hiện, giảm sai số khi thực hiện bằng thủ công. Số hóa về cơ sở dữ liệu dùng chung để lưu trữ khoa học, đồng bộ chung cho các nhà máy như hồ sơ thiết kế, hoàn công, hồ sơ sửa chữa, vận hành để phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá an toàn công trình, thuận tiện khi tra cứu hồ sơ...

Công nghệ máy bay không người lái giúp các nhà máy chủ động trong công tác kiểm tra công trình, đặc biệt phạm vi hành lang bảo vệ công trình, hành lang bảo vệ hồ chứa để kịp thời phát hiện các hành vi xâm lấn… Không chỉ có vậy, công nghệ này còn giúp giảm nhân công và thời gian kiểm tra hiện trường, cập nhật thông tin nhanh chóng để đề xuất phương án xử lý đảm bảo an toàn, an ninh công trình, đặc biệt đối với các công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia. Ứng dụng camera dưới nước, camera hố khoan… giúp các nhà máy chủ động trong công tác kiểm tra các hạng mục công trình phần ngập nước/vị trí khó tiếp cận để phục vụ công tác khảo sát lập biên bản hiện trường, phương án kỹ thuật, không cần phải mất chi phí thuê đơn vị tư vấn vào thực hiện.

Cũng theo ông Nguyễn Việt Anh, hiện nay, Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình được các Bộ, Hội đồng tư vấn an toàn công trình trên bậc thang thủy điện sông Đà và EVN đánh giá cao. Bước đầu đã hoàn thiện mô hình tổ chức phối hợp giữa các công ty, thực hiện kết nối, xử lý dữ liệu để giám sát tập trung, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong công tác phối hợp hỗ trợ chuyên môn giữa các đơn vị trong công tác phân tích, đánh giá an toàn 5 công trình. 

Từ những hiệu quả mang lại, hiện nay, Công ty Thủy điện Sơn La đang được EVN giao khảo sát các công trình Thủy điện Ialy, Sesan 4 để kết nối vào Trung tâm Kiểm soát an toàn công trình, hướng tới mục tiêu trong tương lai có thể quản lý, giám sát từ xa các công trình thủy điện lớn trên cả nước.

Với việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ số, các nhà máy thủy điện của EVN không chỉ quản lý an toàn, hiệu quả các công trình thủy điện mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho hạ du, được các Bộ, ngành ghi nhận và đánh giá cao. 

Nguồn: Chuyên đề Quản lý & Hội nhập Tạp chí Điện lực

Không nằm ngoài xu thế chung của EVN hướng đến trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đã kịp thời nắm bắt cơ hội và đưa các ứng dụng của chuyển đổi số vào quản trị doanh nghiệp, quản lý kỹ thuật, vận hành thiết bị… Đặc biệt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, việc áp dụng hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning đã đem lại hiệu quả tích cực.


Hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning được triển khai thực hiện trên các thiết bị máy tính, máy tính bảng, hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Phương pháp học tập này có ưu điểm là người học có thể học tập mọi lúc, mọi nơi; tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian học tập cũng như linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian học tập.

Trong năm 2023, PPC đã triển khai nhiều khóa đào tạo E-learning cho CBCNV,  bình quân đạt trên 20,3 lượt học/người. Nhiều quy trình vận hành được xây dựng và chia sẻ trên hệ thống E-learning như: Quy trình vận hành hệ thống nước ngưng dây chuyền 1; Quy trình Vận hành hệ thống thổi bụi dây chuyền 2; Quy trình vận hành băng tải than… với mục tiêu chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đến các học viên là CBCNV và người lao động trong Công ty.
 

Giảng viên nội bộ trình bày kỹ năng sử dụng hệ thống E-Learning cho CBCNV


So với phương pháp đào tạo truyền thống, đào tạo trực tuyến E-learning có nhiều ưu điểm như bài giảng tích hợp hình ảnh, âm thanh sống động rõ nét, các ví dụ minh họa trực quan nên khả năng nắm bắt kiến thức của người học cũng tăng lên. Các bài giảng E-learing của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại không chỉ giới hạn ở các quy trình vận hành, quản lý máy móc thiết bị, mà đây còn này còn là một kênh phổ biến các quy định pháp luật, chia sẻ các phương pháp nghiệp vụ của nhân viên khối các phòng ban. Năm 2023, phòng Tài chính Kế toán của PPC xây dựng thành công bài giảng về “Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ tiền lương, tiền công”, được đông đảo người lao động của Công ty hưởng ứng tích cực. Hiện nay, bộ phận Thị trường điện của PPC đang rốt ráo triển khai xây dựng bài giảng về “Thị trường bán buôn điện cạnh tranh với nhà máy nhiệt điện”.

Người lao động thực hành sử dụng thiết bị để truy cập hệ thống E-learning


Thông qua việc sử dụng hệ thống E-learning, CBCNV và người lao động của PPC đã nắm bắt kiến thức, tài liệu một cách dễ dàng theo nhu cầu của từng vị trí công việc và điều kiện truy cập mạng của mình. Dự kiến, năm 2024 bên cạnh việc xây dựng và chia sẻ các bài giảng E-learning, PPC sẽ nghiên cứu và triển khai thực hiện xây dựng các bài giảng Microlearning là hình thức phân chia bài học thành các nội dung nhỏ hơn so với E-learning.

Phương Thảo -PPC

Phát huy thế mạnh của chuyển đổi số mang lại, thời gian qua, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) không ngừng nghiên cứu, đầu tư và áp dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản trị hành chính văn phòng, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Hình minh họa

Nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp, từ đầu năm 2021, SBH đã đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ người lao động về chủ trương, định hướng của công ty về chuyển đổi số. Theo đó, đến nay có 100% cán bộ, người lao động (CBNLĐ) của công ty nắm vững những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình chuyển đổi số của đơn vị và vai trò của mình trong chuyển đổi số; 100% CBNLĐ nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong hành trình chuyển đổi số tại Công ty; nhận thức rõ được vai trò của an toàn thông tin, các nguy cơ mất an toàn thông tin và biện pháp phòng tránh,…

 Việc chuyển đổi số trong quản trị hành chính văn phòng đóng vai trò tiên phong, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với công tác văn phòng mà còn đối với hoạt động của các bộ phận có liên quan trong đơn vị. Vì vậy, SBH đã đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực hành chính văn phòng; áp dụng văn phòng số D-Office - đây là hệ thống văn phòng điện tử mới gồm đầy đủ các phân hệ như: Phân hệ Văn thư, phân hệ Văn bản đến, công việc, phân hệ Văn bản đi/phân hệ Văn bản đi nội bộ, hồ sơ tài liệu, đánh giá, chấm điểm, tích hợp hệ thống gửi nhận văn bản giữa EVN và các đơn vị... Bên cạnh đó, hệ thống cũng được bổ sung một số tính năng nghiệp vụ mới, nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về công tác văn phòng và sẵn sàng cho việc mở rộng theo cải cách hành chính của ngành. Toàn bộ quy trình soạn thảo, ký số, phê duyệt, ban hành, tiếp nhận, lưu trữ văn bản đều được thực hiện trên môi trường số. Nhiều ứng dụng văn phòng đã được số hóa và liên kết với D-Office như lịch tuần công việc, đăng ký công tác, quản lý công tác,…

CBNLĐ đang thao tác trên phần mềm D-Office

So với phương thức hoạt động văn phòng truyền thống, Văn phòng điện tử D-Office mang lại một hệ thống quản lý tập trung có thể dễ dàng quản lý; tra cứu, tìm kiếm văn bản liên quan đến công việc, thực hiện ký số và phát hành văn bản điện tử, mở và lưu trữ hồ sơ trên không gian mạng; hồ sơ công việc điện tử đã được lập, tuân thủ đúng về quy định công tác lập hồ sơ, đảm bảo đầy đủ, chính xác về quy định hồ sơ điện tử, xác định thời gian bảo quản để giao nộp hồ sơ, lưu trữ qua hệ thống D-Office, từ đó giúp nâng cao hiệu suất giải quyết công việc, tiết kiệm thời gian luân chuyển, phát hành và lưu trữ văn bản, góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí, mọi thông tin được truyền tải nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, Lãnh đạo, cán bộ quản lý dễ dàng kiểm tra được trách nhiệm cũng như thẩm quyền xử lý công việc, qua đó, nhắc nhở, đôn đốc và đưa ra ý kiến cho từng nội dung công việc, đảm bảo tiến độ công việc.

Việc áp dụng hiệu quả văn phòng điện tử giúp Lãnh đạo dễ dàng theo dõi tổng quan các công việc trong Công ty; Nhanh chóng phát hiện các vấn đề để ra quyết định kịp thời. Đồng thời giúp cho cán bộ người lao động nắm bắt được chính xác công việc và nhiệm vụ, cải thiện hiệu suất làm việc của cá nhân, thúc đẩy hoàn thành công việc đúng thời hạn, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc chung trong Công ty./.

Phòng Hành chính – Lao động SBH

Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) đã triển khai thành công giải pháp truyền không dây số liệu đo mức nước hồ về trung tâm vận hành. Giải pháp này đã cung cấp số liệu chính xác, phục vụ tốt công tác điều tiết nước trong mùa lũ và là tham số quan trọng phục vụ sản xuất điện.

Tháp đo mực nước hồ Thủy điện Thác Mơ, kết nối vô tuyến, truyền dữ liệu đo mực nước đến phòng điều khiển trung tâm cách xa hơn 1.400 mét


Theo thiết kế ban đầu, mực nước hồ được đọc trực tiếp trên thước đo có độ phân giải 2 cm, dẫn đến tình trạng số liệu đo đếm chưa thực sự chính xác bởi vài lý do khách quan lẫn chủ quan.

Trước nhu cầu xác định chính xác trữ lượng nước trong hồ, phục vụ công tác tham gia thị trường điện, lực lượng kỹ thuật đã khảo sát hiện trường, tính toán dao động mặt thoáng và kết luận: điểm đo mực nước cần cách xa cửa lấy nước khoảng 850 mét. Tuy nhiên, thiết kế tháp đặt thiết bị đo cách xa phòng điều khiển trung tâm hơn 1.400 mét, khả năng phát sinh tăng chi phí cao cho đường truyền tín hiệu, đường dẫn nguồn nuôi thiết bị...
 

Thước đo trên tường công trình có độ phân giải 2 cm.


Nhằm giảm kinh phí và tăng độ chính xác khi vận hành tiết bị, lực lượng kỹ thuật TMP đã thống nhất chọn thiết bị đo lường mực nước kỹ thuật số Unidata Model 6541, mã hóa mã nhị phân (Binary code), độ phân giải thước đo mi li mét. Tín hiệu mã hóa kết nối với bộ xử lý truyền tín hiệu không dây dataTaker, thông qua mạng viễn thông 4G, truyền đến máy chủ đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Thiết bị đo mực nước hồ độc lập với cơ sở hạ tầng, hoạt động bằng liên tục bằng bộ nguồn ắc quy được bổ sung năng lượng bằng tấm pin năng lượng mặt trời. Theo thời gian thực, thiết bị đo mực nước hồ ghi theo chu kỳ 5 phút/lần và lưu vào máy chủ. Thông qua máy tính hoặc thiết bị di động, người được phân quyền có thể xem dữ liệu đo lường bất cứ lúc nào.
 

Máy đo mực nước Unidata và bộ xử lý truyền tín hiệu không dây dataTaker


Sau quá trình lắp đặt, thử nghiệm, TMP đã hoàn thành và đưa vào vận hành thành công hệ thống đo mực nước hồ theo thời gian thực. Giải pháp đo lường mực nước hồ, ứng dụng công nghệ 4.0 đã góp phần nâng cao hiệu suất lao động; lực lượng vận hành đã có thể kiểm soát thông số đo mực nước, tình trạng làm việc của thiết bị mà không cần trực tiếp đến nơi lắp đặt.
Việc sử dụng thiết bị đo lường ứng dụng công nghệ số đã mang lại nhiều lợi ích như cung cấp chính xác thông số đo lường mực nước, phục vụ đắc lực công tác điều tiết mực nước hồ trong mùa lũ, là tham số quan trọng phục vụ cho việc tính toán sản lượng phát điện và tham gia thị trường điện của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ.
 

Đồ họa mực nước hồ 24 giờ


Không nằm ngoài dòng chảy chung, nhiều năm qua TMP đã đầu tư nghiên cứu, ứng dụng nhiều thành tựu công nghệ vào sản xuất, phục vụ mục tiêu triển khai thành công nhiệm vụ chuyển đổi số, hội nhập sâu rộng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 toàn cầu./.
 

Liêm Hòa - TMP

Từ ngày 25/3 – 27/3/2024, tại tỉnh Phú Yên, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) phối hợp Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), Công ty Cổ phần Đào tạo và Công nghệ Năng lượng -Viễn thông Việt Nam (P&3T), tổ chức khóa đào tạo chuyên đề Thị trường điện cạnh tranh năm 2024, nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu và trao đổi các vấn đề mới cần quan tâm trong vận hành Thị trường điện cạnh tranh Việt Nam.

Học viên chăm chú nghe giảng viên hướng dẫn các nội dung tại Khóa đào tạo Thị trường điện cạnh tranh năm 2024

 

Tham dự Khóa đào tạo có ông Nguyễn Quốc Trung – Phó Giám đốc A0. Về phía EVNGENCO2 có ông Nguyễn Duy Lăng – Phó Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng Ban Kiểm soát EVNGENCO2, Lãnh đạo các Ban chức năng, Lãnh đạo các Đơn vị thành viên và 70 học viên là CBCNV tại các Ban chuyên môn và các Đơn vị thành viên của EVNGENCO2.

Mở đầu khóa đào tạo, các học viên đã được nghe tổng quan về kết quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện năm 2023, bức tranh tổng thể về thị trường điện, phát điện, bán buôn điện cạnh tranh và đăng ký tham gia thị trường điện tại Việt Nam, các định hướng, phát triển thị trường điện trong thời gian tới.

Trong thời gian học tập, học viên còn được trang bị thêm những kiến thức chuyên sâu cùng một số vấn đề mới, quan trọng trong thị trường điện cạnh tranh như: Quy định lập kế hoạch vận hành ngắn hạn; Hợp đồng trong thị trường điện; Phương án cơ chế giao dịch hợp đồng trập trung thí điểm; Chiến lược khi tham gia cơ chế giao dịch hợp đồng tập trung; Phương án chào giá – khớp lệnh; Chiến lược khia tham gia cơ chế giao dịch hợp đồng tập trung; Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch 2024; Bối cảnh và định hướng phát triển TTĐ Việt Nam trong tương lai; Giới thiệu dự thảo sửa đổi một số Luật và Thông tư, quy định như: Dự thảo sửa đổi Luật Điện lực 2024; Quy trình đánh giá an ninh hệ thống điện; Thông tư quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Đồng thời, nhiều khía cạnh khác nhau được các giảng viên giải đáp một cách cụ thể và xác đáng như đàm phán và điều chỉnh sản lượng hợp đồng, thực hành chào giá, lập kế hoạch vận hành thị trường điện,…

Giảng viên của Trung Điều độ HTĐ Quốc gia trao đổi với học viên tại Khóa đào tạo TTĐ cạnh tranh năm 2024

 

Bên cạnh, các học viên đã được trao đổi, chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến hiện trạng vận hành TTĐ; nêu lên những hạn chế, vướng mắc của Đơn vị khi tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hiện nay … Nhiều khía cạnh khác nhau được các giảng viên giải đáp một cách cụ thể và đưa ra những giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn, phát huy những điểm mạnh để vận hành thị trường điện hiệu quả trong tình hình mới.

Ông Nguyễn Duy Lăng – Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO2 phát biểu bế giảng Khóa đào tạo TTĐ cạnh tranh năm 2024

Phát biểu bế giảng khóa đào tạo, ông Nguyễn Duy Lăng – Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO2 chia sẻ: “Khóa đào tạo rất thiết thực trong bối cảnh thị trường bán buôn điện cạnh tranh hiện nay, tuy thời gian đào tạo ngắn hạn nhưng đã phần nào giúp CBCNV trong Tổng công ty có thêm kiến thức, kinh nghiệm để đáp ứng các yêu cầu khi tham gia thị trường điện cạnh tranh trong thời gian sắp tới, góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Đơn vị và Tổng công ty”.

Ông Nguyễn Quốc Trung – Phó Giám đốc A0 và ông Nguyễn Duy Lăng – Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO2

trao Chứng nhận cho học viên hoàn thành Khóa đào tạo TTĐ cạnh tranh năm 2024

 Kết thúc khóa học, các học viên được trao giấy chứng nhận đã hoàn thành Khóa đào tạo “Thị trường điện cạnh tranh năm 2024” qua đó ghi nhận sự nỗ lực tích cực của cán bộ công nhân viên trong nghiên cứu học hỏi, thảo luận, đáp ứng các nhiệm vụ mà khóa đào tạo đặt ra. Với những kiến thức được cập nhật trong khóa đào tạo sẽ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác TTĐ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới trong công tác tham gia TTĐ của các Đơn vị thành viên nói riêng và EVNGENCO2 nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của Tổng công ty./.

Hồng Thanh

Một số hình ảnh tại Khóa đào tạo

Ngày 20/3/2024, Chi bộ 3 thuộc Đảng ủy Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Hoàng Ngọc Tuấn, Phó Quản đốc Phân xưởng Vận hành.

Đ/c Châu Đình Quốc – Uỷ viên Ban chấp hành Đảng ủy SBH, Bí thư chi bộ 4, Phó Tổng Giám đốc SBH trao quyết định kết nạp đảng viên mới

cho quần chúng Hoàng Ngọc Tuấn

Tham dự buổi lễ có đồng chí Châu Đình Quốc – Uỷ viên Ban chấp hành Đảng ủy SBH, Bí thư chi bộ 4, Phó Tổng Giám đốc SBH; đồng chí Lê Quang Vũ – Phó Bí thư chi bộ 4, Quản đốc Phân xưởng Vận hành và sự tham gia đông đủ của các đảng viên trong chi bộ.

Buổi Lễ kết nạp đảng viên mới được diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự, thủ tục theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Hướng dẫn Số 01-HD/TW ngày 28/09/2021 của Ban chấp hành Trung ương.

Tại buổi Lễ, đồng chí Châu Đình Quốc công bố - UVBCH Đảng ủy, Bí thư chi bộ 4 trao Quyết định số 1519-QĐ/ĐU ngày 20/02/2024 của Đảng ủy Tổng công ty Phát điện 2 kết nạp quần chúng Hoàng Ngọc Tuấn vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí cũng thay mặt Chi bộ phân công đảng viên trong Chi bộ tiếp tục giúp đỡ, hướng dẫn cho đồng chí đảng viên dự bị hoàn thành nhiệm vụ và phấn đấu trở thành đảng viên chính thức trong thời gian tới.

Đ/c Châu Đình Quốc công bố - UVBCH Đảng ủy, Bí thư chi bộ 4 công bố Quyết định số 1519-QĐ/ĐU ngày 20/02/2024

của Đảng ủy Tổng công ty Phát điện 2 kết nạp quần chúng Hoàng Ngọc Tuấn vào Đảng Cộng sản Việt Nam

Trước cờ Đảng, cờ Tổ Quốc và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Hoàng Ngọc Tuấn đã đọc lời tuyên thệ, nguyện trung thành với mục tiêu và lý tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ người đảng viên, tiếp tục phấn đấu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực hơn nữa để trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thay mặt chi bộ, đồng chí Châu Đình Quốc chúc mừng đồng chí Hoàng Ngọc Tuấn sau thời gian phấn đấu, rèn luyện đã vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam và yêu cầu đồng chí tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm trong việc tu dưỡng, rèn luyện, phấu đấu, học tập, nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh và thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên, đặc biệt là thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm. Đồng thời, đồng chí Châu Đình Quốc nhấn mạnh công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên và có ý nghĩa rất quan trọng của Chi bộ, góp phần phát triển, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và của cá nhân đảng viên nói riêng. Đồng chí đề nghị các đảng viên Chi bộ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, giữ vững bản lĩnh chính trị, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.

Hồng Thanh

Thực hiện mục tiêu nâng cao độ tin cậy và khả dụng cho các tổ máy phát điện, quyết tâm đảm bảo nhiệm vụ cung ứng điện mùa khô năm 2024 và thời gian tới, từ ngày 14-15/3/2024, tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã tổ chức Hội nghị Quản lý kỹ thuật nâng cao độ tin cậy khả dụng trong vận hành và ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý Nhà máy điện.

Quang cảnh Phiên khai mạc và các phân ban Nhiệt điện, Thủy điện, Chuyển đổi số 

Hội nghị có sự tham dự của ông Ngô Sơn Hải – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Lãnh đạo các Ban Kỹ thuật Sản xuất, Viễn thông & Công nghệ Thông tin EVN. Về phía EVNGENCO2 có ông Trần Phú Thái – Chủ tịch HĐQT; ông Trần Văn Dư – Phó Tổng Giám đốc phụ trách; các ông trong HĐQT, Ban Tổng Giám đốc; Lãnh đạo các Ban chức năng và Văn phòng. Cùng Lãnh đạo, các Phòng và Phân xưởng thuộc 10 Đơn vị thành viên. Đặc biệt Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện Ban Kỹ thuật Sản xuất Tổng công ty Phát điện 3, các Nhà sản xuất thiết bị chính hãng và các Tập đoàn/Công ty công nghệ trong và ngoài nước.
 

Để có thể thảo luận chuyên sâu vào từng nội dung, Hội nghị đã được chia thành 3 phân ban Nhiệt điện, Thuỷ điện và Chuyển đổi số. Thông qua 20 tham luận của Tổng công ty, các Đơn vị và các đối tác đã nhìn thẳng vào vấn đề, phản ánh cụ thể, khách quan, trung thực về hiện trạng các hệ thống thiết bị, công tác quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa của các Nhà máy điện và tình hình chuyển đổi số trong EVNGENCO2. Bên cạnh, các phân ban đều tổ chức thảo luận, trao đổi chuyên sâu về các vấn đề liên quan. Quá trình thảo luận, các Đơn vị đã thể hiện sự cầu thị, cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tình hình các hệ thống thiết bị để nhận được tư vấn, khuyến cáo của các đối tác, nhà sản xuất thiết bị uy tín với mục tiêu xử lý triệt để các tồn tại kỹ thuật, nâng cao độ tin cậy, hiệu quả vận hành, giảm suất hao, khôi phục công suất, hiệu suất các tổ máy.
 

Ông Ngô Sơn Hải – Phó TGĐ EVN phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

 

Sau 01 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả, tại buổi tổng kết Hội nghị diễn ra vào sáng ngày 15/3/2024, ông Ngô Sơn Hải – Phó Tổng Giám đốc EVN đánh giá cao tinh thần làm việc của EVNGENCO2. Đồng thời cho biết, chỉ trong hai tháng đầu năm 2024, nhu cầu điện đã tăng trưởng ở mức cao. Hiện đã bước vào cao điểm nắng nóng, trọng trách cung ứng điện sẽ càng đặt lên khối Nhiệt điện, đặc biệt là các Nhà máy tại khu vực miền Bắc. Vì vậy, các cấp lãnh đạo EVNGENCO2 và các Đơn vị phải luôn tập trung cao độ, thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo độ khả dụng các tổ máy, không để xảy ra sự cố chủ quan, sự cố lặp lại. Tăng cường kỷ luật vận hành, kỷ luật lao động, kiểm tra, giám sát đảm bảo độ tin cậy thiết bị. Đối với công tác nhiên liệu, cần tính toán dự phòng các tình huống bất thường để luôn kịp thời xử lý; đảm bảo đủ than cho phát điện trong mọi kịch bản. Đối với công tác môi trường, các Đơn vị cần tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát thông số môi trường, đẩy mạnh tiêu thụ tro xỉ, kiểm soát bụi, tiếp tục làm tốt việc giữ gìn khuôn viên Nhà máy xanh, sạch, đẹp.Còn đối với các Đơn vị Thuỷ điện phải phối hợp chặt chẽ, linh hoạt với chính quyền địa phương, Đơn vị quản lý vận hành hồ chứa, cập nhật thường xuyên và bám sát tình hình thủy văn để có kế hoạch vận hành tối ưu và hiệu quả, tuân thủ quy định và quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ, đảm bảo nguồn nước cấp về cho hạ du, đảm bảo an ninh, an toàn cung cấp điện. 
 

Ông Trần Phú Thái – Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 phát biểu tại Hội nghị 

Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo từ Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Trần phú Thái - Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 đã có những kết luận sát sườn tình hình thực tế tại Tổng công ty. Ông yêu cầu Ban điều hành Tổng công ty và các Đơn vị khẩn trương làm việc với các nhà sản xuất thiết bị chính hãng để khảo sát, đánh giá và khuyến cáo về tình trạng các tổ máy, triển khai công việc ngay trong kỳ sửa chữa lớn năm 2024 và các năm tiếp theo để nhằm đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn, liên tục đảm bảo cung cấp điện trong mùa khô năm 2024; Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng như tỷ lệ điện tự dùng, suất sự cố, tỷ lệ ngừng máy sự cố phải giảm dần qua các năm; Suất hao nhiệt của các tổ máy Nhiệt đến năm 2026 phải được đưa về giá trị trong Hợp đồng mua bán điện PPA. Thực hiện bài bản hơn các công tác khảo sát, lập phương án kỹ thuật, triển khai thực hiện sửa chữa bảo dưỡng để đảm bảo sớm đạt được mục tiêu không sự cố, không suy giảm công suất, giảm suất hao nhiệt và điện tự dùng nâng cao độ khả dụng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu huy động cao của Hệ thống điện.Nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng các công nghệ mới, các giải pháp chuyển đổi số, chủ động lập phương án bổ sung các hệ thống thiết bị giám sát, phân tích online để có thể thu thập dữ liệu và hỗ trợ đưa ra phương án vận hành tối ưu theo thời gian thực…
 

10 Đơn vị thành viên của EVNGENCO2 thực hiện ký cam kết thi đua
 

Tại Hội nghị, 10 Đơn vị thành viên của EVNGENCO2 đã cùng ký “Cam kết thi đua thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật các Nhà máy điện trong EVNGENCO2”. Trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm như: triển khai khắc phục triệt để các tồn tại thường xuyên dẫn đến sự cố của lò hơi, tuabin, hệ thống nghiền than, hệ thống lọc bụi, hệ thống thải xỉ, tình trạng suy giảm công suất phát, tăng suất hao nhiệt… trong các Nhà máy Nhiệt điện; Tiến hành đánh giá hiện trạng tổ máy Thủy điện đã nhiều năm vận hành và lập kế hoạch chi tiết để khắc phục các hư hỏng, tồn tại…

 

IMG 6037

Ông Ngô Sơn Hải – Phó TGĐ EVN trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý kỹ thuật


Nhằm biểu dương thành tích và động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao, Hội nghị đã tiến hành trao giấy khen cho 06 tập thể và 14 cá nhân có thành tích trong công tác quản lý kỹ thuật; khen thưởng 02 tập thể và 16 cá nhân có thành tích đối với công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất.

 

Ông Trần Phú Thái – Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 trao giấy khen cho các tập thể hoàn thành tốt công tác quản lý kỹ thuật
 

Lãnh đạo EVN và EVNGENCO2 trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân

Ngọc Mai, ảnh Minh Lương

Đầu tháng 3/2024, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã tổ chức Hội thảo Ứng dụng giải pháp chuyển đổi số trung tâm vận hành và bảo dưỡng. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại thành phố Đà Nẵng và trực tuyến tại các điểm cầu.

Hội thảo do ông Ngô Việt Hưng - Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO2 chủ trì và Công ty Cổ phần Công nghệ Năng lượng AT (AT Energy) là đơn vị trình bày các nội dung. Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các Ban chức năng Tổng công ty, lãnh đạo các Đơn vị thành viên của EVNGENCO2.
 

Ảnh chụp màn hình buổi Hội thảo


Mở đầu Hội thảo, ông Ngô Việt Hưng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số vào công tác vận hành và quản lý tài sản ngành Điện. Việc xây dựng và vận hành hiệu quả Trung tâm vận hành (Operation Center – OC) đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn, tin cậy cho hệ thống điện.
 

Ông Ngô Việt Hưng – Phó Tổng Giám đốc EVNGENCO2 phát biểu tại buổi Hội thảo


Trong thời gian làm việc, các đại biểu đã được nghe các tham luận về: Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và giải pháp triển khai Trung tâm vận hành của nhà máy điện; Các giải pháp ứng dụng IoT trong giám sát, điều khiển, dự đoán và bảo trì thiết bị nhà máy điện; Ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình bảo trì, sửa chữa dựa trên độ tin cậy (RCM) và bảo trì dựa trên điều kiện (CBM); Giải pháp quản lý, vận hành trạm biến áp thông minh, an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh các tham luận, hội thảo còn diễn ra các phiên thảo luận chuyên sâu về các chủ đề như giải pháp ứng dụng công nghệ số trong vận hành nhà máy điện, vấn đề an ninh mạng trong môi trường số và kinh nghiệm triển khai Trung tâm vận hành các nhà máy điện trong và ngoài nước. Nội dung buổi làm việc đã thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu. Các thành viên tham dự đã có nhiều ý kiến tham luận, trao đổi và đóng góp thiết thực cho từng chủ đề được đưa ra thảo luận.
 

Mô hình Trung tâm vận hành và bảo dưỡng trạm biến áp


Kết luận tại Hội thảo, ông Ngô Việt Hưng đánh giá cao hiệu quả của buổi Hội thảo lần này. Ông đề nghị các đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ số vào công tác vận hành và quản lý tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn, tin cậy cho hệ thống điện.

Hội thảo Ứng dụng giải pháp chuyển đổi số trung tâm vận hành và bảo dưỡng là một sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong Tổng công ty Phát điện 2. Các giải pháp và kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị trong việc xây dựng và vận hành hiệu quả Trung tâm vận hành, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an toàn, tin cậy cho hệ thống điện.
 

Trang Sinh - TĐQT

Hòa trong khí thế tưng bừng, rộn rã của mùa xuân mới, tập thể cán bộ, người lao động Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đang tập trung công tác quản lý, vận hành Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ đạt hiệu quả tối ưu nhất, đảm bảo hoàn thành và vượt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2024.

Những mục tiêu mới

Năm 2023, là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với Công ty do nền kinh tế tiếp tục đối mặt với những bất lợi, đồng thời tình trạng nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng trong các tháng đầu năm, nhất là quý II/2023, mực nước hồ chứa có thời điểm hạ gần đến mực nước chết. Vào giai đoạn đầu mùa mưa, lưu lượng nước về hồ vẫn không có sự cải thiện… đã tác động rất lớn đến công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, với sự chủ động, linh hoạt và nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, người lao động, SBH đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Tổng công ty Phát điện 2 và Đại hội đồng cổ đông năm 2023 giao.

Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ đang chạy máy phát điện cấp nước cho hạ du

 

Bước sang năm 2024, SBH quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu cấp điện ổn định, an toàn luôn sẵn sàng vận hành đáp ứng tốt phương thức huy động nguồn điện của Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia; hoàn thành kế hoạch sản xuất điện do các cấp giao; sản xuất và kinh doanh có lãi; nghiên cứu, phát triển và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến; tăng cường quản trị doanh nghiệp đảm bảo tăng doanh thu, giảm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động; hoàn thiện cơ chế điều hành của công ty, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển công ty bền vững. Cụ thể, sản lượng điện phát đạt 667 triệu kWh, trong đó sản lượng điện thương phẩm đạt hơn 661 triệu kWh, điện tự dùng 5,94 triệu kWh; tỉ lệ dừng máy do sự cố 0,4%; tỉ lệ dừng máy bảo dưỡng 6,28%; thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng các tổ máy, hệ thống thiết bị của nhà máy,… Đồng thời, Công ty cũng tập trung thực hiện các công việc chuẩn bị để đầu tư phát triển các nguồn điện mới.

SBH tiếp tục phát huy sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, người lao động để thực hiện hoàn thành các chỉ đạo của Ông Trần Lý - Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Phát điện 2 đã chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 của SBH: “Đề nghị tập thể Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ tiếp tục đoàn kết, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024. Công ty cần bám sát diễn biến thị trường điện, nhu cầu phụ tải, có chiến lược chào giá hợp lý trong vận hành các tổ máy mang lại hiệu quả cao. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn, liên tục, hiệu quả; chuẩn bị sẵn sàng vật tư thiết bị dự phòng chiến lược để xử lý hoặc thay thế, nâng cao hệ số khả dụng các tổ máy; bám sát thực hiện đề án Nâng cao độ tin cậy và hiệu suất vận hành các nhà máy điện giai đoạn 2021-2025 đã được tổng công ty thông qua, đặc biệt phải đảm bảo các tổ máy luôn trong trạng thái sẵn sàng khai thác trong thị trường điện theo lệnh điều độ với độ tin cậy cao”.

Nhân viên kỹ thuật tăng cường công tác kiểm tra các hệ thống thiết bị Nhà máy

Quyết tâm thực hiện hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, ngay từ đầu năm, Ban Lãnh đạo đã tập trung chỉ đạo, bám sát và thực hiện sát sao các ý kiến chỉ đạo của EVNGENCO2, các sở, ban, ngành địa phương. Đồng thời, xây dựng và đưa ra nhiều giải pháp trong quản lý, sản xuất và kinh doanh như: Tiếp tục hoàn thiện tổ chức quản lý, nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo các phòng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CB-NLĐ; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, lực lượng lao động trực tiếp quản lý kỹ thuật - vận hành; Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, an toàn lao động, quản lý vật tư - thiết bị, nhằm đảm bảo tính khả dụng của các tổ máy phát điện; Thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể để tiết kiệm điện tự dùng, điện sinh hoạt; Phát động các phong trào thi đua gắn với việc triển khai các nhiệm vụ kế hoạch năm 2024; Tích cực làm việc với các cấp, ngành và chính quyền địa phương để khai thác hồ chứa hợp lý; Theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, thủy văn, lưu lượng nước về hồ để tính toán chào giá điện tối ưu nhất.

Bằng sức mạnh nội tại và những kết quả đã đạt được, tập thể Lãnh đạo và toàn thể CB-NLĐ SBH sẽ tiếp tục thi đua lao động, phấn đấu sản xuất để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra, đặc biệt là vận hành phát điện an toàn, liên tục, hiệu quả, đảm bảo cấp nước cho vùng hạ du sông Ba, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội tại địa phương./.

Hồng Thanh

Việc thực hiện đóng khẩn cấp van đường ống áp lực nhà máy Thủy điện Sông Bung 2 thông qua điện thoại thông minh là một trong những giải pháp áp dụng chuyển đổi số của Công ty Thủy điện Sông Bung góp phần vận hành an toàn, ổn định nhà máy Thủy điện, đồng thời giảm thiểu thiệt hại, rủi ro cho công trình và con người trong trường hợp xảy ra sự cố gây mất an toàn.

Nhân viên vận hành kiểm tra hoạt động của hệ thống van


Nhu cầu cấp thiết của việc ứng dụng giải pháp

Trong thời gian vận hành từ năm 2018-2022, Nhà van NMTĐ Sông Bung 2 đã nhiều lần xảy ra tình trạng hư hỏng cáp quang gây mất tín hiệu giám sát và điều khiển từ Nhà van gửi về Phòng điều khiển trung tâm (P.ĐKTT) trong khu vực Nhà máy. Khi đó lực lượng Vận hành và Bảo trì của Phân xưởng vận hành phải di chuyển hơn 10 km lên Nhà van để khắc phục sự cố cũng như thực hiện các thao tác theo các phương thức vận hành của Van đường ống áp lực (Van đĩa). Tuy nhiên, việc di chuyển này không hề dễ dàng, đặc biệt là trong mùa mưa bão, đường xá bị bùn đất che lấp và cây cối sạt trượt không thể đi lại được. Do đó, nhu cầu cấp thiết là phải có mạch đóng khẩn cấp Van đĩa từ điện thoại di động thông qua mạng viễn thông và thiết bị thu phát sóng tần số vô tuyến (radio frequency, viết tắt: RF) để đảm bảo an toàn công trình khi xảy ra sự cố. Khi có sự cố cần đóng khẩn cấp Van đĩa, nhân viên vận hành tại Nhà máy nhấn nút điều khiển từ thiết bị thu phát sóng RF, đồng thời gọi điện thoại hoặc nhắn tin theo cú pháp để kích hoạt thao tác đóng Van đĩa, không cần phải di chuyển lên Nhà van.

Ngoài ra, nguồn AC cấp cho thiết bị Nhà van từ Nhà máy bằng 01 sợi cáp lực mà không có nguồn dự phòng khác, khi xảy ra sự cố sẽ làm mất nguồn toàn bộ Nhà van, không thể thực hiện việc giám sát, điều khiển đóng khẩn cấp Van đĩa. Do vậy cần thiết kế, lắp đặt bổ sung nguồn điện năng lượng mặt trời độc lập để cấp cho camera, hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là cấp cho mạch đóng khẩn cấp Van đĩa khi xảy ra sự cố mất nguồn AC. Lúc này các thiết bị và hệ thống điều khiển Van đĩa sẽ được cấp nguồn thông qua hệ thống Pin lưu trữ được nạp điện từ năng lượng mặt trời.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Hệ thống điều khiển đóng khẩn cấp Van đĩa Nhà van từ xa gồm 02 hệ thống: hệ thống Module SimGSM và hệ thống thu phát sóng RF. Khi xảy sự cố ảnh hưởng đến an toàn công trình thì nhân viên vận hành thực hiện nhấn nút điều khiển lắp tại P.ĐKTT, sau đó dùng điện thoại di động gọi điện hoặc nhắn tin theo số và theo cú pháp đã đăng ký. Khi đó, thông qua hệ thống thu sóng RF và hệ thống Module SimGSM được lắp đặt tại Nhà van sẽ nhận tín hiệu và chuyển đến Rơ le trung gian, điều khiển mạch đóng khẩn cấp Van đĩa. Hệ thống này không sử dụng cáp tín hiệu hay cáp quang mà vận hành thông qua mạng không dây nên đảm bảo đóng được Van đĩa khi xảy ra sự cố làm đứt cáp tín hiệu, cáp quang từ Nhà máy lên Nhà van.

Do tính chất quan trọng của việc đóng khẩn cấp van đĩa, nên thao tác phải được thực hiện chính xác tuyệt đối, tránh tác động nhầm gây ảnh hưởng đến vận hành an toàn các Tổ máy. Theo đó, hệ thống mạch điều khiển được thiết kế chỉ thực hiện đóng khẩn cấp van đĩa khi nhận được lệnh thao tác từ nút nhấn tại P.ĐKTT kết hợp với xác nhận số điện thoại hoặc tin nhắn theo cú pháp. Khi đó, hệ thống mạch mới được kích hoạt và phát lệnh đi đóng khẩn cấp van đĩa.


Kết quả đạt được

Khi triển khai thành công giải pháp đóng khẩn cấp van đường ống áp lực nhà máy Thủy điện Sông Bung 2 thông qua điện thoại thông minh sẽ giúp người vận hành không cần phải di chuyển đến Nhà van để thực hiện thao tác trực tiếp khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn công trình, đảm bảo tính khẩn trương và chính xác của hệ thống. Đồng thời, đảm bảo cấp nguồn điện dự phòng 220 VAC cho nguồn điều khiển, camera và hệ thống thông tin liên lạc khi mất nguồn cung cấp từ Nhà máy. Từ đó hỗ trợ tốt cho công tác vận hành cũng như điều khiển Van đĩa Nhà van trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.


Hữu Truyền – Đức Quý - TĐSB

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025 theo định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Phát điện 2, thời gian qua Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đã triển khai áp dụng nhiều phương pháp quản lý hiện đại, trong đó RCM là một trong những công cụ hỗ trợ tích cực nhất, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống của Đơn vị.

Lãnh đạo Tổng công ty và TSHPCo kiểm tra hoạt động các tổ máy sau quá trình sửa chữa, bảo dưỡng bằng phương pháp RCM


RCM (Reliability Centered Maintenance) là quy trình hướng dẫn phương pháp quản lý hiệu suất tài sản thông qua việc xây dựng lịch sửa chữa, bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy cho hệ thống, thiết bị. Đây là phương pháp quản trị tiên tiến, hiện đại được áp dụng trên thế giới và được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa vào trong chương trình chuyển đổi số, ứng dụng khoa học và công nghệ 4.0, triển khai áp dụng cho các nhà máy điện.

Năm 2022, TSHPCo đã lần đầu tiên áp dụng phương pháp RCM vào công tác sửa chữa, đại tu tổ máy H1, H2 – Nhà máy Thủy điện Trung Sơn. Sau quá trình triển khai, các tổ máy đã vận hành an toàn, liên tục và đạt hiệu suất vận hành cao. Với những kết quả tích cực, TSHPCo tiếp tục thực hiện công tác đại tu tổ máy H3, H4 bằng phương pháp RCM trong năm 2023, đảm bảo cho các tổ máy vận hành an toàn chất lượng sau sửa chữa và hoàn thành theo đúng kế hoạch được giao.

Có thể kể đến nhiều lợi ích mà RCM mang lại Đơn vị như: đảm bảo quá trình sửa chữa đáp ứng các yêu cầu về an toàn; thân thiện với môi trường; cải thiện năng suất vận hành của tổ máy; tăng hiệu quả sử dụng chi phí; kéo dài tuổi thọ của thiết bị… đảm bảo tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy, đạt hiệu suất cao, đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia. Ngoài ra, RCM cũng góp phần nâng cao năng lực của từng cá nhân cũng như hiệu quả hoạt động đội/nhóm; giúp lãnh đạo có sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về yêu cầu nguồn lực tại đơn vị.  

Để thực hiện hiệu quả phương pháp RCM, TSHPCo luôn chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật, đặc biệt là lực lượng thực hiện bảo dưỡng sửa chữa các tổ máy. Công ty đã cử cán bộ tham gia nhiều khóa đào tạo do EVN/EVNGENCO2 tổ chức về RCM và gần đây nhất là Khóa đòa tạo điều phối viên nội bộ về RCM cho các Nhà máy Thủy điện thuộc EVNGENCO2 năm 2023, được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng. Trở về đơn vị, những học viên được đào tạo đã tiếp tục chia sẻ các nội dung đã lĩnh hội được đến các CBCNV khác để cùng trao đổi, nâng cao kiến thức, góp phần thực hiện thành công công tác sửa chữa, bão dưỡng thiết bị của TSHPCo.


Kỹ sư Ngô Quốc Đạt của TSHPCo (người áo trắng bên phải) chia sẻ các nội dung đã tiếp thu được trong khóa đào tạo điều phối viên nội bộ về RCM cho các Nhà máy Thủy điện


Với những kết quả tích cực đã đạt được, TSHPCo sẽ tiếp tục triển khai và áp dụng mạnh mẽ hơn nữa công tác bảo dưỡng, sửa chữa bằng phương pháp RCM cho các tổ máy thuộc Nhà máy Thủy điện Trung Sơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động và tối ưu chi phí.


Tin và ảnh: Quốc Đạt, Trung Sinh

Với tinh thần sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) đã chế tạo và vận hành thành công Robot rửa pin mặt trời. “Sáng chế” này đã giúp TMP vệ sinh sạch sẽ 5.000 m2 tấm pin năng lượng mặt trời chỉ trong một ngày; hiệu suất lao động cao gấp 15 lần so với phương pháp rửa pin thủ công.

Anh Cao Bửu Quốc Duy – tác giả sáng kiến đang vận hành robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời


Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) đang vận hành Nhà máy Điện mặt trời Thác Mơ với công suất 50 MWp trên diện tích 50 ha nền đất bazan. Với đặc thù địa chất, khí hậu tại địa phương, lượng bụi bám trên bề mặt tấm pin nhiều vào mùa hanh khô đã làm suy giảm hiệu suất phát điện của nhà máy. Trước nhu cầu làm sạch bề mặt 460 nghìn tấm pin mỗi năm, anh Cao Bửu Quốc Duy - Công nhân Đội Thiết bị Điện đã mạnh dạn đề xuất và được Lãnh đạo TMP cho phép sáng chế thiết bị rửa pin mặt trời. Kết quả, anh Duy đã chế tạo thành công 03 robot rửa pin để đưa vào phục vụ quá trình sản xuất điện, góp phần nâng cao năng suất lao động, thay thế việc vệ sinh thủ công như trước đây.

Anh Duy chia sẻ: “Robot được nội địa hóa 100% nên giá thành sản xuất chỉ bằng 1/3 sản phẩm nhập ngoại. Trước dây, để vệ sinh 01 MWp tương đương diện tích tấm pin là 5.000m2 cần 06 công nhân làm việc trong 05 ngày. Giờ đây, khi sử dụng robot rửa pin, TMP chỉ cần 02 công nhân làm việc trong một ngày với 2.500 tấm pin được làm sạch đồng đều…”

Robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời “Make in TMP” là sản phẩm của tinh thần say mê học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất của người lao động tại TMP, trong đó, điển hình là anh Cao Bửu Quốc Duy. Qua đó lan tỏa tinh thần sáng tạo, truyền động lực đến toàn thể CBCNV trong đơn vị.

Việc sử dụng robot rửa pin đã tăng hiệu suất lao động gấp 15 lần so với phương pháp rửa thủ công, góp phần giảm chi phí vận hành. Việc chế tạo thành công và vận hành ổn định robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời đã góp phần tối ưu hiệu suất phát điện của pin năng lượng mặt trời, làm sạch đồng đều bề mặt tấm pin trên diện rộng, là cơ sở để tiếp tục cải tiến công nghệ, triển khai thực hiện trên các nhà máy điện mặt trời của TMP trong thời gian tới./.
 

Liêm Hòa - TMP

Thực hiện chiến lược Chuyển đổi số, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã triển khai, áp dụng nhiều đề án trên tất cả các lĩnh vực và các Đơn vị thành viên. Tại Công ty Nhiệt điện Cần Thơ, nhiều công nghệ, phần mềm là thành quả áp dụng từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo dưỡng thiết bị cũng như tiến tới hoàn hiện mục tiêu trở thành “Nhà máy điện thông minh”.

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I- Ảnh: Kiều Anh


Quản lý vận hành

Hiện nay, Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I đang sử dụng 02 hệ thống điều khiển là: Hệ thống điều khiển phân tán (DCS/Distributed Control System) và Hệ thống Điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA/Supervisory control and data acquisition). Đây là 02 hệ thống cốt lõi và tiên tiến, có chức năng thu thập dữ liệu, giám sát, xử lý thời gian thực để người vận hành đưa ra quyết định kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo tổ máy vận hành an toàn, tin cậy, hiệu quả. Trong tương lai, việc số hóa sẽ chuyển việc thu thập, truyền tải dữ liệu trong phạm vi Công ty sang truyền tải dữ liệu lên các phần mềm quản lý điện toán, giúp giám sát, điều khiển thiết bị, hỗ trợ phân tích các nguyên nhân hư hỏng và quản trị từ xa cho các cấp quản lý cao hơn như EVNGENCO2 hoặc EVN.

Công tác quản lý kỹ thuật, đầu tư xây dựng


Triển khai chuyển đổi số trong Công tác quản lý vận hành, Công ty Nhiệt điện Cần Thơ đã liên tục cập nhật dữ liệu cho 02 nền tảng quan trọng là: Phần mềm Quản lý kỹ thuật (PMIS) và Quản lý đầu tư xây dựng (IMIS 2.0). Về phần mềm PMIS, đây là hệ thống lưu trữ các thông tin kỹ thuật, vận hành và lịch sử bảo dưỡng thiết bị. Phần mềm hỗ trợ cán bộ quản lý theo dõi, tối ưu hóa quá trình vận hành của thiết bị và tổ máy. Ngoài ra, PMIS còn có các phân hệ RCM và Dự toán, hỗ trợ cho cán bộ quản lý kỹ thuật phân tích, lựa chọn chế độ bảo dưỡng sửa chữa theo RCM cũng như lập kế hoạch, dự toán cho các công trình sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên. 

Về phần mềm IMIS 2.0 - đây là công cụ quản lý, theo dõi và xử lý tổng thể các công việc trong toàn vòng đời của một công trình, dự án. Phần mềm cung cấp các giải pháp: giám sát thi công theo loại công trình, kho dữ liệu nhà thầu tập trung và phê duyệt tài liệu thiết kế... nhằm nâng cao chất lượng thi công cũng như giảm thiểu chi phí, rủi ro của các công trình xây dựng. Đến nay, Công ty Nhiệt điện Cần Thơ cũng đã hoàn thành việc cập nhật các dữ liệu trên phần mềm theo tiến độ được EVNGENCO2 giao.

Công tác môi trường

Phục vụ công tác giám sát các chỉ tiêu môi trường cho hệ thống xử lý khói thải, bụi, hóa chất… phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy, Nhà máy Nhiệt điện Ô môn I đã lắp đặt 02 trạm quan trắc khói thải và 02 trạm quan trắc nước thải. Các thiết bị quan trắc này sẽ truyền tín hiệu liên tục về Sở Tài nguyên môi trường thành phố Cần Thơ và trên Website nội bộ Công ty, giúp cán bộ phụ trách có thể theo dõi dễ dàng, đồng thời nhận các cảnh báo bất thường để nhanh chóng khắc phục, đảm bảo các quy định về môi trường.

Các đề án mở rộng

EVNGENCO2 đã giao Nhiệt điện Cần Thơ hoàn thiện đề án: “Số hóa 3D các thiết bị, cơ cấu trong nhà máy Nhiệt điện”. Đề án áp dụng phương pháp thiết kế ngược, sử dụng máy scan 3D để quét tạo mô hình và tích hợp thông tin, đặc tính kỹ thuật của các thiết bị. Các dữ liệu trên có thể sử dụng để phục vụ công tác đào tạo và xây dựng mô hình thực tế ảo về Nhà máy Nhiệt điện, mở ra nhiều đề tài nghiên cứu chuyển đổi số khác, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi “Nhà máy điện thông minh”.

Từ năm 2022, Công ty đã nghiên cứu ứng dụng giải pháp số hóa 3D vào quản lý kho vật tư. Với giải pháp này, người quản lý biết được thông tin chi tiết về: vị trí thực tế trong kho, cấu tạo qua mô hình 3D, thông số kỹ thuật, bản vẽ. Ngoài ra, người quản lý còn biết được thiết bị, hệ thống sẽ lắp đặt vật tư, nắm được tất cả hạng mục hiện có trong kho, biết được các vị trí cần hoán đổi để tối ưu hóa quá trình quản lý, truy xuất.

Ảnh mô phỏng 3D kho vật tư (ảnh Bảo Chiến)


Với những kết quả từ chuyển đổi số, Công ty Nhiệt điện Cần Thơ luôn đảm bảo các tổ máy vận hành an toàn, ổn định. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025, Công ty sẽ hoàn thành mục tiêu trở thành Doanh nghiệp số như định hướng của EVN, EVNGENCO2 đã đề ra.

Kiều Anh - Hữu Lộc

Hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu suất và chính xác trong quản lý vận hành, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã triển khai xây dựng phần mềm quản lý điện tự dùng cho Nhà máy thủy điện Quảng Trị. Điều này không chỉ giúp tăng cường khả năng theo dõi vận hành mà còn giảm thiểu sai sót trong quá trình ghi chỉ số công tơ điện tự dùng hàng tháng của Nhà máy Thủy điện Quảng Trị.

Giao diện phần mềm quản lý điện tự dùng


Trước đây, khi chưa áp dụng phần mềm, nhân viên vận hành phải thực hiện việc chốt chỉ số công tơ bằng tay, tiêu tốn nhiều thời gian tổng hợp và dễ xảy ra sai sót. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu mà còn làm giảm hiệu quả quản lý vận hành. Tuy nhiên, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã giải quyết được vấn đề này bằng cách tự động hóa quá trình ghi chỉ số bằng phần mềm Quản lý điện tự dùng.

Phần mềm quản lý điện tự dùng có khả năng theo dõi số liệu vận hành theo thời gian thực. Điều này giúp nhân viên vận hành có thể cập nhật dữ liệu theo chu kỳ từng giờ trong ngày mà không gặp phải bất kỳ khó khăn nào. Đồng thời, dữ liệu này được lưu trữ an toàn, giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và tăng tính bảo mật của thông tin.
 

Giao diện quản lý sơ đồ hệ thống tự dùng nhà máy


Không chỉ giới hạn ở việc ghi số công tơ, phần mềm còn giúp số hóa thông tin về các phụ tải và lượng công suất sử dụng theo từng thành phần. Điều này mang lại cái nhìn toàn diện và chi tiết về hiệu suất của hệ thống, từ đó giúp xác định rõ các điểm yếu cần được cải thiện và tối ưu hóa.

Một trong những ưu điểm nổi bật của phần mềm là giao diện dễ sử dụng và bắt mắt. Người sử dụng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và thực hiện các chức năng mà không cần đến sự hỗ trợ đặc biệt. Điều này giúp giảm thời gian đào tạo và tăng cường hiệu quả trong quá trình sử dụng. Một điểm đáng chú ý khác là tính tiện dụng của phần mềm khi người dùng có thể truy cập vào hệ thống ở bất cứ nơi đâu chỉ với kết nối internet; giúp tối ưu hóa công việc quản lý và theo dõi, đặc biệt là trong trường hợp cần phải thực hiện các thay đổi hay kiểm tra ngay lập tức.

Số hóa toàn bộ hệ thống tự dùng


Năm 2024 được xem là một trong những năm chuyển đổi số quan trọng của Công ty Thủy điện Quảng Trị. Việc áp dụng thành công những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã góp phần tối ưu hóa vận hành, tiết kiệm điện, đồng thời đánh dấu sự tiến bộ vững chắc của Đơn vị trong công tác sản xuất kinh doanh.
 

Trang Sinh - TĐQT

Ngày 21/02/2024, tại thành phố Cần Thơ, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giải pháp CNTT & Truyền thông MQ (MQ ICT Solutions) tổ chức Hội thảo ứng dụng phân tích hình ảnh thông minh bằng trí tuệ nhân tạo, hệ thống IoTs giúp nâng cao hiệu quả giám sát an ninh, an toàn, quản lý tại nhà máy Thủy điện, Nhiệt điện.

Quang cảnh buổi hội thảo


Về phía EVNGENCO2, tham dự có ông Ngô Việt Hưng – Phó Tổng Giám đốc – chủ trì hội thảo, cùng Thường trực Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, đại điện các Ban chức năng và các thành viên Tổ chuyên gia cao cấp của Cơ quan Tổng công ty và các Đơn vị thành viên. Về phía MQ ICT Solutions có ông Đỗ Việt Mạnh - Giám đốc điều hành, ông Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng phòng quản lý dự án. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Tổng công ty Phát điện 2 và trực tuyến thông qua điểm cầu với các đơn vị thành viên.

MQ ICT Solutions là công ty toàn cầu chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ về AI, IoTs, Bigdata trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực năng lượng. Hiện nay, các giải pháp công nghệ của MQ ICT Solutions đã được triển khai và sử dụng nhiều trong các nhà máy điện, công trình xây lắp điện tại Việt Nam.

Một trong những nội dung được MQ ICT Solutions trình bày tại Hội thảo


Tại Hội thảo, MQ ICT Solutions đã giới thiệu 05 giải pháp công nghệ 4.0 ứng dụng trong Nhà máy Nhiệt điện và Thủy điện gồm: Ứng dụng AI cho Hệ thống camera hiện hữu; Ứng dụng AI cho đọc chỉ số tự động; Ứng dụng camera nhiệt kết hợp xử lý AI; Hệ thống loa cảnh báo xả nước cho hạ nguồn các nhà máy Thủy điện; Tự động giám sát đường dây sử dụng camera lắp trên cột và UAV xử lý AI.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tham gia thảo luận, trao đổi về các giải pháp và công nghệ do MQ ICT Solutions giới thiệu. Phát biểu tại Hội thảo, ông Ngô Việt Hưng đánh giá cao nội dung trình bày của MQ ICT Solutions, các giải pháp rất thiết thực đối với công tác quản lý, giám sát tại các nhà máy điện. Ông cũng đề nghị các Đơn vị chủ động nghiên cứu các công nghệ đã được giới thiệu, phân tích sự cần thiết, tính hiệu quả để từ đó có các đề xuất lắp đặt phù hợp với tình hình thực tế thiết bị tại Đơn vị mình.
 

Phó Tổng Giám đốc Ngô Việt Hưng phát biểu tại Hội thảo


Trong bối cảnh hiện nay, công tác Chuyển đổi số trong lĩnh vực Viễn thông – Công nghệ Thông tin là hết sức quan trọng để góp phần hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025 của EVNGENCO2. Do đó, Hội thảo là cơ hội để các Đơn vị tiếp cận các giải pháp công nghệ mới nhằm ứng dụng tốt hơn trong công tác quản lý, giám sát, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động.


Đức Duy – Ban KDTTĐ, ảnh Minh Lương

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng ngày 09/02, ông Trần Lý - Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã đến thăm hỏi, chúc Tết Cán bộ người lao động Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đang thực hiện nhiệm vụ trực Tết.

Ông Trần Lý – Thành viên HĐQT EVNGENCO2 (thứ ba từ trái sang) thăm hỏi và tặng quà Tết cho CBNLĐ SBH đang thực hiện nhiệm vụ trực Tết

tại Trung tâm điều khiển

Đón tiếp Lãnh đạo EVNGENCO2 có ông Nguyễn Văn Tặng – Chủ tịch HĐQT SBH, ông Nguyễn Đức Phú – Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn SBH, cùng Lãnh đạo Phân xưởng Vận hành và nhân viên đang trực Tết tại Trung tâm điều khiển, Đập tràn, Cửa nhận nước.

Tại buổi gặp mặt, ông Trần Lý ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của tập thể Lãnh đạo và CB-NLĐ Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ trong năm 2023, qua đó góp phần vào thành công chung của EVNGENCO2. Đồng thời, đánh giá cao sự chủ động, tích cực trong công tác chuẩn bị trực, phục vụ Tết và mong rằng tập thể CB-NLĐ của SBH sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chấp hành tốt kỷ cương, kỷ luật đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục phục vụ nhân dân và duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ông Trần Lý – Thành viên HĐQT EVNGENCO2 thăm hỏi, chúc Tết và

tặng quà cho nhân viên trực tại Đập tràn Nhà máy TĐ Sông Ba Hạ Hạ

Lãnh đạo EVNGENCO2 cũng đề nghị Lãnh đạo SBH và Công đoàn tiếp tục quan tâm thăm hỏi, động viên tinh thần, chăm lo đảm bảo đời sống sinh hoạt để anh em đang trực Tết yên tâm công tác, đón Tết vui vẻ, đầm ấm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dịp này, Lãnh đạo và Công đoàn Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ cũng tổ chức thăm hỏi, động viên CB-NLĐ giữ gìn sức khỏe để công tác tốt, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy lao động, đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, không để xảy ra sự cố chủ quan trong dịp Tết Giáp Thìn sắp tới.

Lãnh đạo và Công đoàn SBH thăm hỏi, động viên nhân viên trực tết tại Đập tràn NHà máy

Hồng Thanh

 Sáng ngày 01/02 tại tỉnh Phú Yên, Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) đã tổ chức Lễ công bố các Quyết định ủy quyền đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) và ký kết hợp đồng ủy quyền Người đại diện phần vốn với Người được ủy quyền.  Buổi lễ do ông Trần Phú Thái - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty chủ trì.

Ông Trần Phú Thái – Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 trao Hợp đồng ủy quyền cho Người đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH

Buổi lễ còn có sự tham dự của ông Trần Lý – Thành viên HĐQT và Lãnh đạo các Ban chức năng, Văn phòng của EVNGENCO2. Về phía SBH, có ông Nguyễn Văn Tặng – Chủ tịch HĐQT, ông Ngô Đức Thăng - Trưởng Ban kiểm soát, các Phó Tổng Giám đốc cùng đại diện các phòng, phân xưởng của Công ty.

Tại buổi lễ ông Ngô Minh Quân – Trưởng Ban Tổ chức Nhân sự EVNGENCO2 đã công bố Quyết định ủy quyền đại diện phần vốn của Tổng công ty Phát điện 2 tại Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đối với ông Ngô Minh Quân, ông Nguyễn Anh Vũ và ông Hồ Quang Vĩnh. Đồng thời nêu những nội dung trong Hợp đồng ủy quyền đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH.

Ông Ngô Minh Quân - Trưởng Ban Tổ chức & Nhân sự EVNGENCO2 công bố các Quyết định ủy quyền đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết, ông Trần Phú Thái – Chủ tịch Hội đồng quản trị EVNGENCO2 giao nhiệm vụ cho các đồng chí vừa được ký kết hợp đồng ủy quyền phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH:  Thực hiện tốt, đầy đủ các nghĩa vụ của người được ủy quyền theo quy định tại Điều 5 của Hợp đồng ủy quyền; cùng với HĐQT, Ban Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được Tổng công ty và Đại hội đồng cổ đông giao; đảm bảo vận hành các tổ máy điện an toàn, tin cậy và ổn định, các công trình hồ, đập được duy tu bảo dưỡng theo đúng kế hoạch, đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn trong mùa mưa bão năm 2024; tuân thủ các quy định về vận hành hồ chứa do cơ quan có thẩm quyền ban hành; thực hiện tốt các nhiệm vụ thuộc Đề án chuyển đổi số của Tập đoàn, Tổng công ty giao cho Đơn vị; khẩn trương hoàn thành Dự án xây dựng Trụ sở để sớm ổn định làm việc tại trụ sở mới; tiết kiệm chi phí trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; tập trung cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trực triếp sản xuất, cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, sát hạch, thực hiện chính sách thu hút nhân tài; Chủ động nắm bắt thông tin để đề xuất kịp thời với HĐQT Tổng công ty trong công tác triển khai thực hiện dự án Thủy điện Sông Ba Hạ mở rộng theo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; Đồng thời, Chủ tịch cũng yêu cầu Nhóm người đại diện của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ tạo điều kiện để các đồng chí Ngô Minh Quân, Hồ Quang Vĩnh thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Tổng công ty giao.

Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 thay mặt lãnh đạo Tổng công ty chúc mừng các đồng chí là Người đại diện phần vốn đã được EVNGENCO2 tin tưởng và ký hợp đồng ủy quyền đại diện phần vốn luôn hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được ủy quyền.

Ông Trần Phú Thái - Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết hợp đồng ủy quyền

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Ngô Minh Quân thay mặt Người đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH xin nhận trách nhiệm mà Tổng công ty đã tin tưởng giao phó cho NĐD; trân trọng ghi nhận những chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT, Lãnh đạo EVNGENCO2 và cam kết sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Hợp đồng ủy quyền một cách nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo quyền, lợi ích và phát triển vốn của EVNGENCO2 đạt hiệu quả và sẽ cùng tập thể CB-NLĐ SBH cố gắng vươn lên để đưa SBH ngày càng phát triển lớn mạnh.

Hồng Thanh

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Ông Trần Phú Thái - Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 trao quyết định ủy quyền phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH

Ông Trần Phú Thái - Chủ tịch HĐQT EVNGENCO2 cùng với Người đại diện ký kết hợp đồng ủy quyền phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH

Ông Trần Lý – Thành viên HĐQT EVNGENCO2 tặng hoa chúc mừng các đ/c được ủy quyền đại diện phần vốn của EVNGENCO2 tại SBH

Lãnh đạo EVNGENCO2 cùng Ban Lãnh đạo SBH chụp hình lưu niệm cùng các đ/c được ký kết hợp đồng ủy quyền

Thực hiện Đề án chuyển đổi số và định hướng tới năm 2025, EVN trở thành Doanh nghiệp số và theo chủ trương chung của EVN và EVNGENCO2, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ứng dụng mô hình số hóa và chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí tại đơn vị.

Nhân viên vận hành đang ghi nhật ký vận hành và giao ca trên phần mềm PMIS

Kết quả triển khai ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, quản lý điều hành

Kết quả đầu tiên phải kể đến là chuyển đổi được nhận thức của cán bộ, người lao động (CB-NLĐ) trong Công ty. Tất cả CB-NLĐ đều hiểu được lợi ích của việc chuyển đổi số và ý thức chuyển đổi số là trách nhiệm của chình mình để cùng tập thể Lãnh đạo Công ty thực hiện chuyển đổi số toàn diện vào năm 2025. Mỗi CB-NLĐ nghiêm túc nghiên cứu tìm hiểu các nội dung kiến thức về chuyển đổi số trong Đề án chuyển đổi số tổng thể của EVN; Sổ tay chuyển đổi số trong EVN; Thực hiện các nội dung, kế hoạch chuyển đổi số của EVNGENCO2, tích cực tham gia các cuộc thi về chuyển đổi số do các cấp phát động và tự tìm kiếm tài liệu có liên quan để học tập nhằm nâng cao kiến thức, đáp ứng theo tiến độ, kế hoạch chuyển đổi số, với tinh thần chủ động, đổi mới sáng tạo.

Với quyết tâm trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, SBH đã triển khai các giải pháp để ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các hoạt động. Kết quả, SBH đã sử dụng phần mềm quản lý kỹ thuật PMIS để thực hiện công tác tổng hợp dữ liệu, phân tích, đánh giá RCM (phân hệ sửa chữa tập trung vào độ tin cậy), lập phương án sửa chữa lớn và tổng hợp khối lượng thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, 100% thiết bị đã được số hóa, cập nhật đầy đủ số lượng và thông tin của thiết bị theo RCM; nhân sự được thực hiện quản lý trên phần mềm HMRS; hoạt động tài chính được thực hiện phần mềm quản lý kế toán ERP; công tác đầu tư xây dựng được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm IMIS; thực hiện văn phòng điện tử D-Office trong hoạt động quản lý, điều hành; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đấu thầu; ứng dụng mã QRCode để quản lý vật tư, thiết bị giúp đơn vị nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát vật tư nhập - xuất - tồn kho, gia tăng hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí.

SBH ứng dụng hệ thống quản lý thông tin (CIMS) trong việc công bố thông tin

Hiệu quả từ việc ứng dụng chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã mang lại rất nhiều lợi ích cho Công ty, dễ nhận biết nhất là giảm chi phí hoạt động nhờ tiết kiệm thời gian trong các quy trình; Tối ưu hóa được năng suất làm việc của CB-NLĐ; Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị nội bộ.

SBH sử dụng phần mềm quản lý kỹ thuật PMIS thực hiện công tác tổng hợp dữ liệu, phân tích, đánh giá RCM, lập phương án sửa chữa lớn và tổng hợp khối lượng thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị hàng năm; tổng hợp số liệu báo cáo thuỷ văn, công suất, sản lượng; ghi nhật ký vận hành của 2 tổ máy đã giúp cho công tác lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác, mang lại những hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý vận hành và sửa chữa nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cho việc phát điện của các tổ máy, góp phần đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy cho cả hệ thống điện.

Việc ứng dụng giải pháp “đồng bộ dữ liệu từ hệ thống quản lý thông tin Công ty (CIMS) với Website Công ty, kết hợp công cụ công bố thông tin Zalo offcial account” đã rút ngắn thời gian thực hiện, giảm các thao tác nhập dữ liệu thủ công, góp phần giảm áp lực cho cán bộ làm công tác CBTT trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Website của SBH; góp phần nâng cao năng lực quản lý, giám sát, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư; đồng thời hạn chế sai sót, sai khác thông tin giữa các kênh công bố thông tin; đặc biệt tránh bị phạt về nghĩa vụ công bố thông tin mang lại các thông tin hữu ích đầy đủ cho các cổ đông.

Công ty đã ứng dụng chuyển đổi số trong công tác giám sát mực nước hồ; lưu lượng xả qua nhà máy; lưu lượng xả qua tràn đã mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt như: tăng cường năng lực theo dõi, giám sát các công trình, cung cấp số liệu quan trắc tài nguyên nước phục vụ đánh giá hiện trạng, xu hướng khả năng khai thác, cảnh báo suy kiệt, ô nhiễm nguồn nước, đảm bảo an toàn cho người dân vùng hạ lưu; nâng cao chất lượng kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giảm chi phí trong việc quản lý các dữ liệu, thông tin và quản lý tài nguyên nước.

Giao diện phần mềm giám sát và truyền dữ liệu mực nước hồ chứa Nhà máy TĐ Sông Ba Hạ

Ngoài ra, nhờ ứng dụng công nghệ số đã giúp Lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Trong thời gian tới, SBH sẽ tiếp tục tập trung xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng và nâng cao an toàn thông tin; tiếp tục triển khai đưa công nghệ số vào các hoạt động của Công ty một cách chuyên sâu nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, cùng EVN và EVNGENCO2 trở thành Doanh nghiệp số vào năm 2025.

                                                                                                                                         Hồng Thanh

Ngày 30/01, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) đã tổ chức thăm hỏi và tặng quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn huyện Sơn Hòa, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ thăm hỏi và tặng quà tết cho các hộ dân ở các khu tái định cư thuộc xã Suối Trai

Với tinh thần “San sẻ yêu thương, không để ai bị bỏ lại phía sau” mong muốn gia đình nào cũng được hưởng một cái Tết trọn vẹn, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã trao tặng 420 phần quà, mỗi phần 500.000 đồng tiền mặt cho tất cả các hộ dân ở các khu tái định cư thuộc xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa), xã Ea Bá, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh) và xã Krông Năng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, SBH còn tặng thêm 50 phần quà (gồm bánh, mứt và nhu yếu phẩm trị giá 500.000 đồng/phần) cho 50 hộ nghèo, gia đình chính sách ở xã Suối Trai.

 

Ông Nguyễn Đức Phú, Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn SBH tặng quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách 

tại xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa

Đại diện các địa phương gửi lời cảm ơn Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã hỗ trợ, đồng hành trong các hoạt động an sinh xã hội, đặc biệt là trong các hoạt động chăm lo Tết cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Những phần quà này góp phần động viên, hỗ trợ các hộ nghèo có thêm điều kiện về vật chất, tinh thần để vui Xuân, đón Tết cổ truyền 2024.

Trước đó, SBH cũng đã phối hợp cùng UBND huyện Sơn Hòa, TX Đông Hòa, Sở Công Thương, Đoàn ĐBQH tỉnh, Đảng ủy Khối Cơ quan, doanh nghiệp tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy,… tặng gần 800 phần quà tết, với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng cho bà con có hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương để giúp bà con có một cái tết vui tươi, đầm ấm.

Chương trình "Thăm và tặng quà tết cho người nghèo" là hoạt động thường niên của SBH, mang ý nghĩa thiết thực, kịp thời động viên, chia sẻ với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết đến Xuân về. Những phần quà chưa thể làm cho cái Tết của mỗi gia đình đủ đầy, nhưng nó chứa đựng tình cảm, sự quan tâm của SBH tới những hoàn cảnh khó khăn và mong muốn mọi nhà, mọi người đều có một cái tết vui tươi. Đây là một trong những hoạt động mà SBH hưởng ứng theo chương trình “Tri ân khách hàng” của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; đồng thời thể hiện nét đẹp văn hóa của SBH nói riêng, của ngành Điện nói chung và thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội góp phần cùng địa phương đảm bảo công tác an sinh xã hội./.  

 

                                                                                      Hồng Thanh